Chủ tịch, CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon. |
Nhận định trên được vị CEO của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ (xét theo giá trị tài sản nắm giữ) đưa ra tại một hội thảo về tài chính ở New York hôm 1/6/2022. Theo Dimon, JPMorgan đang chuẩn bị cho một trận cuồng phong kinh tế, do những lo ngại xung quanh động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và diễn biến giá dầu.
“Tuần trước, tôi nói sẽ có các đám mây đen, nhưng giờ tôi muốn nói lại, rằng đó là một trận cuồng phong”, Dimon nói, đồng thời cho biết dù tình hình có vẻ “đang ổn”, song không ai biết liệu cơn bão kinh tế này “sẽ nhỏ hay là một siêu bão”.
Do đó, vị CEO khuyên các nhà phân tích và nhà đầu tư tại hội thảo “tốt nhất là nên chuẩn bị trước”. “Bản thân JPMorgan đang làm điều đó rồi và chúng tôi sẽ rất thận trọng”, Dimon nói.
Từ cuối năm 2021, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc khi nhà đầu tư chuẩn bị cho thời kỳ FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Hiện, lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều thập niên qua, do chuỗi cung ứng gián đoạn và Covid-19. Việc này càng làm dấy lên lo ngại FED có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái trong cuộc chiến chống giá cả tăng.
Theo Dimon, có 2 yếu tố khiến ông lo ngại. Thứ nhất, FED đã ra tín hiệu đảo ngược chương trình mua lại trái phiếu khẩn cấp và sẽ giảm quy mô bảng cân đối kế toán. Việc này sẽ bắt đầu trong tháng 6 tới, với khoảng 95 tỷ USD trái phiếu bán ra mỗi tháng.
“Chúng ta chưa bao giờ có quá trình thắt chặt với quy mô như hiện tại”. Một số chính sách của chương trình nới lỏng đã “phản tác dụng”, trong đó có lãi suất âm. Dimon gọi đây là một “sai lầm lớn”.
Các ngân hàng trung ương “không có lựa chọn vì thanh khoản trong hệ thống quá nhiều. Họ phải rút bớt thanh khoản để ngăn đầu cơ, giảm giá nhà và nhiều vấn đề khác”, ông nhận xét.
Thứ hai, chiến sự ở Ukraine sẽ gây ảnh hưởng lên hàng hóa, từ lương thực cho đến nhiên liệu. Dầu “gần như chắc chắn sẽ tăng giá” vì sự chia rẽ chính trị tại châu Âu, thậm chí có thể lên 150-175 USD/thùng, Dimon cảnh báo.
“Chiến sự sẽ kéo theo nhiều hậu quả không thể lường trước. Chúng ta đang không hành động phù hợp để bảo vệ châu Âu khỏi những gì sẽ xảy ra trên thị trường dầu trong ngắn hạn”, vị CEO nói.
Hồi khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và công ty giao dịch ngoại hối là đối tượng mua chính của trái phiếu chính phủ Mỹ, Dimon nói. Nhưng, hiện nhóm này không đủ tiềm lực và nhu cầu để hấp thụ lượng lớn trái phiếu Mỹ.
“Đây sẽ là sự thay đổi lớn với dòng chảy vốn toàn cầu. Tôi không biết tác động của nó là gì, nhưng tôi đang chuẩn bị cho một sự biến động lớn”, ông nhận xét.
Chủ tịch, CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon. |
Nhận định trên được vị CEO của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ (xét theo giá trị tài sản nắm giữ) đưa ra tại một hội thảo về tài chính ở New York hôm 1/6/2022. Theo Dimon, JPMorgan đang chuẩn bị cho một trận cuồng phong kinh tế, do những lo ngại xung quanh động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và diễn biến giá dầu.
“Tuần trước, tôi nói sẽ có các đám mây đen, nhưng giờ tôi muốn nói lại, rằng đó là một trận cuồng phong”, Dimon nói, đồng thời cho biết dù tình hình có vẻ “đang ổn”, song không ai biết liệu cơn bão kinh tế này “sẽ nhỏ hay là một siêu bão”.
Do đó, vị CEO khuyên các nhà phân tích và nhà đầu tư tại hội thảo “tốt nhất là nên chuẩn bị trước”. “Bản thân JPMorgan đang làm điều đó rồi và chúng tôi sẽ rất thận trọng”, Dimon nói.
Từ cuối năm 2021, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc khi nhà đầu tư chuẩn bị cho thời kỳ FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Hiện, lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều thập niên qua, do chuỗi cung ứng gián đoạn và Covid-19. Việc này càng làm dấy lên lo ngại FED có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái trong cuộc chiến chống giá cả tăng.
Theo Dimon, có 2 yếu tố khiến ông lo ngại. Thứ nhất, FED đã ra tín hiệu đảo ngược chương trình mua lại trái phiếu khẩn cấp và sẽ giảm quy mô bảng cân đối kế toán. Việc này sẽ bắt đầu trong tháng 6 tới, với khoảng 95 tỷ USD trái phiếu bán ra mỗi tháng.
“Chúng ta chưa bao giờ có quá trình thắt chặt với quy mô như hiện tại”. Một số chính sách của chương trình nới lỏng đã “phản tác dụng”, trong đó có lãi suất âm. Dimon gọi đây là một “sai lầm lớn”.
Các ngân hàng trung ương “không có lựa chọn vì thanh khoản trong hệ thống quá nhiều. Họ phải rút bớt thanh khoản để ngăn đầu cơ, giảm giá nhà và nhiều vấn đề khác”, ông nhận xét.
Thứ hai, chiến sự ở Ukraine sẽ gây ảnh hưởng lên hàng hóa, từ lương thực cho đến nhiên liệu. Dầu “gần như chắc chắn sẽ tăng giá” vì sự chia rẽ chính trị tại châu Âu, thậm chí có thể lên 150-175 USD/thùng, Dimon cảnh báo.
“Chiến sự sẽ kéo theo nhiều hậu quả không thể lường trước. Chúng ta đang không hành động phù hợp để bảo vệ châu Âu khỏi những gì sẽ xảy ra trên thị trường dầu trong ngắn hạn”, vị CEO nói.
Hồi khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và công ty giao dịch ngoại hối là đối tượng mua chính của trái phiếu chính phủ Mỹ, Dimon nói. Nhưng, hiện nhóm này không đủ tiềm lực và nhu cầu để hấp thụ lượng lớn trái phiếu Mỹ.
“Đây sẽ là sự thay đổi lớn với dòng chảy vốn toàn cầu. Tôi không biết tác động của nó là gì, nhưng tôi đang chuẩn bị cho một sự biến động lớn”, ông nhận xét.