* Theo ông, nguyên nhân chính của việc TP.HCM tăng trưởng thấp là do đâu? Tại sao có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu (vận tải và kho bãi, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản (BĐS), y tế và cứu trợ xã hội) có mức tăng trưởng âm?
– Kinh tế TP.HCM tăng trưởng thấp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang chịu ảnh hưởng lạm phát của nền kinh tế thế giới, hệ thống tài chính toàn cầu đang bị suy yếu, như sự phá sản của Ngân hàng SVB (Mỹ), Credit Suisse (Thụy Sĩ), cùng với đó thì cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga chưa có dấu hiệu dừng lại, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân chủ quan là TP.HCM giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, đạt chỉ 4% trong quý I/2023.
Một điểm quan trọng nữa là điểm nghẽn về vốn đối với doanh nghiệp (DN) vẫn chưa được giải quyết triệt để. TP.HCM phát triển rất mạnh về kinh doanh BĐS nhưng điểm nghẽn về vốn khiến khoảng 90% dự án “đóng băng”. Xuất nhập khẩu giảm mạnh dẫn đến việc tăng trưởng âm là điều có thể hình dung được, ví dụ như cảng Cát Lái vốn chiếm trên 90% hàng hóa xuất khẩu của khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước thì quý I vừa qua giảm còn một nửa. Về y tế thì do bị những quy định mua sắm, đấu thầu “quá chặt” dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế trầm trọng.
TS. Trần Việt Anh |
* Vậy theo ông, chính quyền TP.HCM nên làm gì để huy động sức mạnh của đội ngũ doanh nhân và lực lượng DN nhằm đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế?
– Theo tôi, chính quyền TP.HCM nên có những chính sách hỗ trợ để giải quyết nút thắt về vốn cho cộng đồng DN. Đây là vấn đề quan trọng nhất vì có vốn DN mới phát triển được. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất cho vay và Chính phủ cho phép DN phát hành trái phiếu được giãn nợ, cũng giúp DN bớt khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Quan trọng nhất là chính quyền cần phải thúc đẩy sự năng động, dám làm dám chịu trách nhiệm của bộ máy hành chính, nhất là người đứng đầu để tạo niềm tin cho DN và khi niềm tin trở lại thì sự phát triển là tất yếu.
* Đâu là những việc TP.HCM cần làm ngay để cải thiện tăng trưởng kinh tế, thưa ông?
– Vấn đề này, lãnh đạo thành phố đã bàn bạc và đã có những quyết sách, nhưng theo tôi, những việc cần làm ngay là tăng giải ngân vốn đầu tư công, tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý cho DN BĐS. Đã xác định là trung tâm thương mại – tài chính – dịch vụ, TP.HCM cần có chính sách cởi mở để thu hút khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.
Thành phố cần có động lực mới để phát triển thay thế cho động lực cũ ngay sau khi một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đang được Chính phủ trình Quốc hội, dự kiến được thông qua trong tháng 5 tới đây. Thành phố cần có giải pháp hỗ trợ lực lượng lao động, như xây dựng nhà ở xã hội, hỗ trợ việc làm… Nếu không có giải pháp hỗ trợ lực lượng lao động có thể xảy ra những hậu quả về an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.
Như tôi đã nêu ra ở trên, việc tháo gỡ khó khăn về vốn và pháp lý sẽ giúp BĐS phát triển trở lại. Thành phố đã tổ chức những cuộc họp để giải quyết vấn đề pháp lý cho BĐS nhưng chưa đủ. Sau những cuộc họp, các sở ban ngành phải công khai tiến trình giải quyết khó khăn vướng mắc cho các dự án.
Về vận tải và kho bãi thì có hướng đi mới khi thành phố tập trung cho mục tiêu là trung tâm thương mại – tài chính – dịch vụ, áp dụng các giải pháp số thông minh và kết nối liên cảng của thành phố và các địa phương lân cận. Về y tế và cứu trợ xã hội thì Chính phủ và Bộ Y tế đã có những hướng dẫn cụ thể, nên theo tôi, trong thời gian tới mức tăng trưởng về y tế sẽ quay trở lại. Về truyền thông và thông tin, khi các ngành khác phát triển thì mức tăng trưởng sẽ mạnh mẽ.
* Cảm ơn ông!
* Theo ông, nguyên nhân chính của việc TP.HCM tăng trưởng thấp là do đâu? Tại sao có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu (vận tải và kho bãi, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản (BĐS), y tế và cứu trợ xã hội) có mức tăng trưởng âm?
– Kinh tế TP.HCM tăng trưởng thấp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang chịu ảnh hưởng lạm phát của nền kinh tế thế giới, hệ thống tài chính toàn cầu đang bị suy yếu, như sự phá sản của Ngân hàng SVB (Mỹ), Credit Suisse (Thụy Sĩ), cùng với đó thì cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga chưa có dấu hiệu dừng lại, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân chủ quan là TP.HCM giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, đạt chỉ 4% trong quý I/2023.
Một điểm quan trọng nữa là điểm nghẽn về vốn đối với doanh nghiệp (DN) vẫn chưa được giải quyết triệt để. TP.HCM phát triển rất mạnh về kinh doanh BĐS nhưng điểm nghẽn về vốn khiến khoảng 90% dự án “đóng băng”. Xuất nhập khẩu giảm mạnh dẫn đến việc tăng trưởng âm là điều có thể hình dung được, ví dụ như cảng Cát Lái vốn chiếm trên 90% hàng hóa xuất khẩu của khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước thì quý I vừa qua giảm còn một nửa. Về y tế thì do bị những quy định mua sắm, đấu thầu “quá chặt” dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế trầm trọng.
TS. Trần Việt Anh |
* Vậy theo ông, chính quyền TP.HCM nên làm gì để huy động sức mạnh của đội ngũ doanh nhân và lực lượng DN nhằm đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế?
– Theo tôi, chính quyền TP.HCM nên có những chính sách hỗ trợ để giải quyết nút thắt về vốn cho cộng đồng DN. Đây là vấn đề quan trọng nhất vì có vốn DN mới phát triển được. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất cho vay và Chính phủ cho phép DN phát hành trái phiếu được giãn nợ, cũng giúp DN bớt khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Quan trọng nhất là chính quyền cần phải thúc đẩy sự năng động, dám làm dám chịu trách nhiệm của bộ máy hành chính, nhất là người đứng đầu để tạo niềm tin cho DN và khi niềm tin trở lại thì sự phát triển là tất yếu.
* Đâu là những việc TP.HCM cần làm ngay để cải thiện tăng trưởng kinh tế, thưa ông?
– Vấn đề này, lãnh đạo thành phố đã bàn bạc và đã có những quyết sách, nhưng theo tôi, những việc cần làm ngay là tăng giải ngân vốn đầu tư công, tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý cho DN BĐS. Đã xác định là trung tâm thương mại – tài chính – dịch vụ, TP.HCM cần có chính sách cởi mở để thu hút khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.
Thành phố cần có động lực mới để phát triển thay thế cho động lực cũ ngay sau khi một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đang được Chính phủ trình Quốc hội, dự kiến được thông qua trong tháng 5 tới đây. Thành phố cần có giải pháp hỗ trợ lực lượng lao động, như xây dựng nhà ở xã hội, hỗ trợ việc làm… Nếu không có giải pháp hỗ trợ lực lượng lao động có thể xảy ra những hậu quả về an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.
Như tôi đã nêu ra ở trên, việc tháo gỡ khó khăn về vốn và pháp lý sẽ giúp BĐS phát triển trở lại. Thành phố đã tổ chức những cuộc họp để giải quyết vấn đề pháp lý cho BĐS nhưng chưa đủ. Sau những cuộc họp, các sở ban ngành phải công khai tiến trình giải quyết khó khăn vướng mắc cho các dự án.
Về vận tải và kho bãi thì có hướng đi mới khi thành phố tập trung cho mục tiêu là trung tâm thương mại – tài chính – dịch vụ, áp dụng các giải pháp số thông minh và kết nối liên cảng của thành phố và các địa phương lân cận. Về y tế và cứu trợ xã hội thì Chính phủ và Bộ Y tế đã có những hướng dẫn cụ thể, nên theo tôi, trong thời gian tới mức tăng trưởng về y tế sẽ quay trở lại. Về truyền thông và thông tin, khi các ngành khác phát triển thì mức tăng trưởng sẽ mạnh mẽ.
* Cảm ơn ông!