Ông Ito Junichi nổi tiếng với nhận xét thẳng thắn về người Việt. |
Nissho Iwai là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam, bắt đầu khoan tìm dầu ở Vịnh Bắc Bộ và Vũng Tàu từ trước năm 1975. Năm 1986, Nissho Iwai được phép là công ty đầu tiên liên kết với khối phương Tây thành lập văn phòng liên lạc tại Việt Nam.
Tháng 12/1986, khi Việt Nam thông qua chính sách đổi mới và xác định cải cách kinh tế là một trong những quốc sách, Nissho Iwai đã giữ vai trò đối tác giúp Chính phủ tiếp cận khái niệm về kinh tế thị trường. Từ đó, Hội nghị của Ủy ban Hỗn hợp với tư cách là Tiểu ban Việt Nam của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), nay là Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, được tổ chức hằng năm.
Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác giữa khu vực công và tư nhân đã dẫn đến sự ra đời “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”. Đây là diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam. Những điều này đã góp phần tăng cường sự bang giao giữa hai quốc gia.
Đã hơn 30 năm trôi qua, Doanh Nhân Sài Gòn có dịp phỏng vấn doanh nhân Nhật Bản, ông Ito Junichi – nguyên Giám đốc Nissho Iwai Việt Nam (nay là Sojitz Việt Nam), Chủ tịch Công ty Đầu tư và Tư vấn World Link Japan.
* Ông là một trong số những người nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam làm việc kể từ sau 1975, xin ông chia sẻ cho độc giả về quá trình ông gắn bó với Việt Nam?
– Lần đầu tiên tôi tới Việt Nam là tháng 1/1989 tại Hà Nội, khi đó tôi làm việc cho Nissho Iwai – một công ty tư nhân của Nhật Bản đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1986. Năm 1987, Nissho Iwai phối hợp với Chính phủ Việt Nam thành lập Ủy ban Hỗn hợp Nissho Iwai – Việt Nam về Kinh tế và Công nghệ. Ủy ban đóng vai trò như một diễn đàn thảo luận về cải cách kinh tế ở Việt Nam. Khi tới Việt Nam, tôi đã tham gia chủ trì cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp với tư cách là Giám đốc Văn phòng châu Á của Nissho Iwai.
Năm 1993, tôi làm Giám đốc Văn phòng Nissho Iwai tại TP.HCM, sau đó là Giám đốc Văn phòng Hà Nội năm 1998 và đến 1999 thì trở về Nhật Bản.
Về World Link Japan (WLJ), người khởi xướng là ông Mitsuo Marume. Ông Mitsuo Marume từng là Chủ tịch Liên minh Nghị viện Nhật Bản – Indonesia và là thư ký riêng của ông Michio Watanabe – Phó chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do của Nhật. Ông Mitsuo Marume đã từng kinh doanh ở Indonesia. Tôi cũng từng ở Indonesia trong thời kỳ làm việc cho Nissho Iwai. Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản tại Indonesia lúc bấy giờ là ông Masaru Hayami (sau này là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản), đồng thời là Chủ tịch Nissho Iwai và tôi là thư ký của ông Masaru Hayami.
Hai ông Michio Watanabe và Mitsuo Marume giữ vai trò rất lớn trong quá trình kết nối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt trong việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Hiện nay, ông Tsutomu Takebe đang viết cuốn sách về quá trình các ông Watanabe và Marume đã nối lại hòa bình ở Campuchia và viện trợ ODA cho Việt Nam như thế nào.
WLJ được thành lập năm 2003 và tôi điều hành WLJ theo mong muốn của hai người đó. Năm 2006, WLJ mở văn phòng tại Việt Nam và hiện đang hợp tác cùng Ngân hàng Phát triển Nhật Bản phát triển Quỹ Tăng trưởng Việt Nam.
* Độc giả Việt Nam rất ấn tượng khi đọc bài viết của ông về người trẻ Việt Nam hiện nay. Xin ông cho biết vì sao ông không ngại đụng chạm?
– Tôi không muốn nói đến khía cạnh nhỏ trong bài báo đó là “Người trẻ Việt Nam hay Nhật Bản, ai làm việc gì tốt hơn?”. Câu trả lời được đưa ra là cái nào hoạt động tốt hơn. Các bạn trẻ Việt Nam làm việc chăm chỉ hơn và chấp nhận làm những việc mà giới trẻ Nhật không chịu làm, đó là lý do Nhật Bản rất cần thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam. Đó là câu trả lời. Điều tôi muốn nói trong cuộc phỏng vấn đó là “Việt Nam có thể đang không coi trọng lĩnh vực sản xuất”.
Trong lần đầu tiên đến Việt Nam năm 1989, tôi bắt gặp trên đường phố nhiều người thợ sửa xe máy Honda rất giỏi. Lúc đó, tôi bất giác thốt lên: “Đất nước này có thể trở thành một quốc gia công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc”. Cả ba quốc gia này đều đang phát triển đất nước thông qua sản xuất. Mẫu số chung của ba quốc gia là “Văn hóa bó đũa”.
Chưa có cơ sở khoa học cắt nghĩa điều này, nhưng thành tựu của ba quốc gia trên đã cho thấy những người biết sử dụng đũa là những người sản xuất giỏi. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam là những dân tộc duy nhất trên thế giới sử dụng đũa. Vì vậy, tôi cho rằng Việt Nam sẽ phát triển kinh tế thông qua “sản xuất” là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, vào thời điểm trả lời phỏng vấn, tôi đã được nhắc nhở rằng “Việt Nam có thể không phát triển kinh tế thông qua sản xuất”.
Tôi lo lắng cho Việt Nam nên đã viết bài đó. Năm 1996, Chính phủ nói năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp nhưng trên thực tế thì chưa phải là nước công nghiệp. Tại sao lại như vậy?
““Việt Nam đã bỏ bê lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Nếu Việt Nam không nhận thức về vấn đề đó thì không thể trở thành một quốc gia công nghiệp hóa” |
Đầu tiên là câu chuyện về một công ty Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Khi một quản lý người Nhật Bản nói với một nhân viên người Việt tốt nghiệp hạng xuất sắc tại một trường đại học nổi tiếng của Việt Nam rằng: “Tôi muốn bạn làm việc trong nhà máy từ ngày mai”. Cậu thanh niên người Việt đã trả lời: “Tôi được thuê làm Giám đốc. Giám đốc là người hướng dẫn công nhân chứ không phải là người làm việc trực tiếp trong nhà máy”. Và anh ta từ chối làm việc trong nhà máy.
Trong các công ty Nhật Bản, những nhân viên sẽ trở thành giám đốc điều hành trong tương lai sẽ làm việc với tư cách là thực tập sinh tại mỗi vị trí công việc trong một thời gian ngắn để họ có cơ hội tìm hiểu tất cả các khâu về tổ chức công ty. Trong đó, nhà máy sản xuất là bộ phận quan trọng nhất tạo nên sản phẩm.
Nếu bạn không biết vị trí nào là quan trọng, bạn không thể quản lý một công ty sản xuất, ngay cả khi bạn trở thành giám đốc điều hành. Nhưng chàng trai Việt Nam tài giỏi đã từ chối làm việc tại nhà máy sản xuất chỉ vì đó không phải là công việc anh ta muốn làm sau khi tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng.
Không có câu chuyện thứ hai như vậy! Tôi cảm thấy thực sự ái ngại về xu hướng của người Việt trẻ hiện nay không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất và những người trẻ tài năng đang đổ xô vào ngành tài chính và công nghệ thông tin.
Thứ hai là câu chuyện phá sản của VINASHIN. Đóng tàu là lĩnh vực công nghiệp mạnh nhất của “những người sử dụng đũa”. Nhật Bản cũng là vương quốc đóng tàu của thế giới trong những năm 1970 và 1980. Sau đó là Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi Nhật Bản chuyển giao công nghệ, hiện đang cạnh tranh nhau vị trí số 1 thế giới.
Ngành công nghiệp đóng tàu ở Nhật đã chuyển sang tuyển lao động ở một đất nước có nhiều công nhân với mức lương dễ trả như Việt Nam. Công nhân Việt Nam có trình độ kỹ thuật đóng tàu rất tốt và tôi đã nghĩ rằng Việt Nam trở thành vương quốc đóng tàu trong tương lai là điều chắc chắn. Bằng chứng là có một số lượng lớn, khoảng 80.000 thực tập sinh/tu nghiệp sinh Việt Nam đã và đang làm việc tại các xưởng đóng tàu của Nhật Bản.
Kỹ sư hàn Việt Nam cũng có tay nghề cao và được tiếp thu công nghệ hàn tốt nhất thế giới. Tôi cho rằng, nếu họ quay trở lại đất nước và đóng tàu thì Việt Nam sẽ sớm trở thành một vương quốc đóng tàu, nhưng tiếc là điều đó đã không xảy ra.
Doanh nghiệp nhà nước không có sẵn hệ thống để sử dụng tay nghề của thợ hàn tốt nhất thế giới. Các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước không biết chi tiết về cách chế tạo một con tàu. Một người quản lý như vậy sẽ không thể đánh giá chính xác tay nghề của người thợ hàn có kỹ thuật tốt, đồng nghĩa không thể sử dụng công nghệ đó. Người thợ hàn không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ công ty. Hệ quả này đã dẫn đến sự phá sản của VINASHIN.
Từ hai điều này, tôi nghĩ “Việt Nam đã bỏ bê lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Nếu Việt Nam không nhận thức về vấn đề đó thì không thể trở thành một quốc gia công nghiệp hóa”. Tại sao chúng ta không thể tận dụng thế mạnh về sản xuất mà người Việt Nam có? Vì sao Việt Nam lại từ bỏ việc trở thành một quốc gia công nghiệp?
* Ông nhận định gì về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai?
– Nhìn lại chặng đường 33 năm từ 1989 đến nay, hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã có mối quan hệ sâu sắc và ngày càng tốt đẹp. Từ năm 1996, có thể do chiến lược ưu tiên của mỗi thời kỳ, Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, gần đây, sự khác biệt giữa cách thức kinh doanh của Trung Quốc, Hàn Quốc và cách làm của Nhật Bản đã thu hút sự chú ý.
Nhật Bản đã từng chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Hàn Quốc và hai nước này đã trở thành các nước công nghiệp hóa. Tình hình cũng đang thay đổi về phía Nhật Bản. Đất nước tôi đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc để phát triển kinh doanh, nhưng gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về cấu trúc kinh tế của đất nước này. Và như vậy, Việt Nam lại là một điểm đến mà Nhật Bản hướng tới. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thời điểm này thì Nhật Bản không mạnh tay trong kinh doanh như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đất nước Nhật Bản có sự khác biệt lớn đối với Việt Nam. Có những người Việt Nam đã trở nên rất giàu ở thị trường Liên Xô và Đông Âu, nhưng trở nên giàu có ở Nhật Bản là điều không hề dễ dàng.
Đặc biệt, tôi cho rằng vấn đề đào tạo và sử dụng thực tập sinh kỹ thuật của Việt Nam sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai. Cả Nhật Bản và Việt Nam đều phải nỗ lực để Việt Nam trở nên giàu có hơn. Tôi cũng mong rằng, viễn cảnh người lao động có thể tìm được một công việc tốt ở Việt Nam mà không cần phải đến Nhật Bản làm việc sẽ đến sớm hơn.
* Định hướng phát triển WLJ tại Việt Nam trong những năm tới là gì, thưa ông?
– WLJ đã cùng Ngân hàng Phát triển Nhật Bản tại Việt Nam thành lập “Quỹ Tăng trưởng Việt Nam” vào năm 2006. Chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng Việt Nam cần nuôi dưỡng “các công ty tư nhân” vì sự thành công của nền kinh tế thị trường. Đáng tiếc là 70% công ty tư nhân Việt Nam đầu tư vào đều không thành công do cú sốc Lehman. Tuy nhiên, giấc mơ vẫn còn đó.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã khẳng định “sự phát triển của các công ty tư nhân là quan trọng”. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi trọng tâm của mình là “các công ty tư nhân Việt Nam đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản với các công ty Việt Nam và phát triển các công ty Việt Nam mà chúng tôi đầu tư, liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Hơn nữa, để Việt Nam phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường phù hợp với TPP cũng cần phải sửa đổi các quy tắc thị trường cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, nhà tài trợ của WLJ tin tưởng rằng Chính phủ Nhật Bản là một cổ đông lớn và chúng tôi có thể đóng góp tốt vào phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi hết sức thẳng thắn này.
Từ năm 2006 đến nay, World Link Japan đã tham gia vào 2 Quỹ đầu tư với tổng mức đầu tư 113 triệu USD. Quỹ thứ nhất tập trung hoàn toàn vào thị trường Việt Nam, Quỹ thứ hai đặt mục tiêu cho các nước Đông Nam Á. Tại hai Quỹ này, WLJ giữ vai trò kết nối đầu tư vào các công ty của Việt Nam và Đông Nam Á hướng tới thị trường Nhật Bản hoặc muốn trở thành đối tác kinh doanh với các công ty Nhật Bản. Đối tượng đầu tư của Quỹ tăng trưởng Nhật Việt (JVGF): Các công ty chứng khoán, công ty sản xuất (cửa nhựa, khung kính trượt, vật liệu xây dựng, dược phẩm thương mại, túi nhựa, đồ chơi gỗ), nông nghiệp (hoa cắt cành), tin học viễn thông (gia công, phát triển hệ thống, ERP), kho vận (khí hóa lỏng) |
Ông Ito Junichi nổi tiếng với nhận xét thẳng thắn về người Việt. |
Nissho Iwai là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam, bắt đầu khoan tìm dầu ở Vịnh Bắc Bộ và Vũng Tàu từ trước năm 1975. Năm 1986, Nissho Iwai được phép là công ty đầu tiên liên kết với khối phương Tây thành lập văn phòng liên lạc tại Việt Nam.
Tháng 12/1986, khi Việt Nam thông qua chính sách đổi mới và xác định cải cách kinh tế là một trong những quốc sách, Nissho Iwai đã giữ vai trò đối tác giúp Chính phủ tiếp cận khái niệm về kinh tế thị trường. Từ đó, Hội nghị của Ủy ban Hỗn hợp với tư cách là Tiểu ban Việt Nam của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), nay là Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, được tổ chức hằng năm.
Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác giữa khu vực công và tư nhân đã dẫn đến sự ra đời “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”. Đây là diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam. Những điều này đã góp phần tăng cường sự bang giao giữa hai quốc gia.
Đã hơn 30 năm trôi qua, Doanh Nhân Sài Gòn có dịp phỏng vấn doanh nhân Nhật Bản, ông Ito Junichi – nguyên Giám đốc Nissho Iwai Việt Nam (nay là Sojitz Việt Nam), Chủ tịch Công ty Đầu tư và Tư vấn World Link Japan.
* Ông là một trong số những người nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam làm việc kể từ sau 1975, xin ông chia sẻ cho độc giả về quá trình ông gắn bó với Việt Nam?
– Lần đầu tiên tôi tới Việt Nam là tháng 1/1989 tại Hà Nội, khi đó tôi làm việc cho Nissho Iwai – một công ty tư nhân của Nhật Bản đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1986. Năm 1987, Nissho Iwai phối hợp với Chính phủ Việt Nam thành lập Ủy ban Hỗn hợp Nissho Iwai – Việt Nam về Kinh tế và Công nghệ. Ủy ban đóng vai trò như một diễn đàn thảo luận về cải cách kinh tế ở Việt Nam. Khi tới Việt Nam, tôi đã tham gia chủ trì cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp với tư cách là Giám đốc Văn phòng châu Á của Nissho Iwai.
Năm 1993, tôi làm Giám đốc Văn phòng Nissho Iwai tại TP.HCM, sau đó là Giám đốc Văn phòng Hà Nội năm 1998 và đến 1999 thì trở về Nhật Bản.
Về World Link Japan (WLJ), người khởi xướng là ông Mitsuo Marume. Ông Mitsuo Marume từng là Chủ tịch Liên minh Nghị viện Nhật Bản – Indonesia và là thư ký riêng của ông Michio Watanabe – Phó chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do của Nhật. Ông Mitsuo Marume đã từng kinh doanh ở Indonesia. Tôi cũng từng ở Indonesia trong thời kỳ làm việc cho Nissho Iwai. Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản tại Indonesia lúc bấy giờ là ông Masaru Hayami (sau này là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản), đồng thời là Chủ tịch Nissho Iwai và tôi là thư ký của ông Masaru Hayami.
Hai ông Michio Watanabe và Mitsuo Marume giữ vai trò rất lớn trong quá trình kết nối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt trong việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Hiện nay, ông Tsutomu Takebe đang viết cuốn sách về quá trình các ông Watanabe và Marume đã nối lại hòa bình ở Campuchia và viện trợ ODA cho Việt Nam như thế nào.
WLJ được thành lập năm 2003 và tôi điều hành WLJ theo mong muốn của hai người đó. Năm 2006, WLJ mở văn phòng tại Việt Nam và hiện đang hợp tác cùng Ngân hàng Phát triển Nhật Bản phát triển Quỹ Tăng trưởng Việt Nam.
* Độc giả Việt Nam rất ấn tượng khi đọc bài viết của ông về người trẻ Việt Nam hiện nay. Xin ông cho biết vì sao ông không ngại đụng chạm?
– Tôi không muốn nói đến khía cạnh nhỏ trong bài báo đó là “Người trẻ Việt Nam hay Nhật Bản, ai làm việc gì tốt hơn?”. Câu trả lời được đưa ra là cái nào hoạt động tốt hơn. Các bạn trẻ Việt Nam làm việc chăm chỉ hơn và chấp nhận làm những việc mà giới trẻ Nhật không chịu làm, đó là lý do Nhật Bản rất cần thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam. Đó là câu trả lời. Điều tôi muốn nói trong cuộc phỏng vấn đó là “Việt Nam có thể đang không coi trọng lĩnh vực sản xuất”.
Trong lần đầu tiên đến Việt Nam năm 1989, tôi bắt gặp trên đường phố nhiều người thợ sửa xe máy Honda rất giỏi. Lúc đó, tôi bất giác thốt lên: “Đất nước này có thể trở thành một quốc gia công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc”. Cả ba quốc gia này đều đang phát triển đất nước thông qua sản xuất. Mẫu số chung của ba quốc gia là “Văn hóa bó đũa”.
Chưa có cơ sở khoa học cắt nghĩa điều này, nhưng thành tựu của ba quốc gia trên đã cho thấy những người biết sử dụng đũa là những người sản xuất giỏi. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam là những dân tộc duy nhất trên thế giới sử dụng đũa. Vì vậy, tôi cho rằng Việt Nam sẽ phát triển kinh tế thông qua “sản xuất” là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, vào thời điểm trả lời phỏng vấn, tôi đã được nhắc nhở rằng “Việt Nam có thể không phát triển kinh tế thông qua sản xuất”.
Tôi lo lắng cho Việt Nam nên đã viết bài đó. Năm 1996, Chính phủ nói năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp nhưng trên thực tế thì chưa phải là nước công nghiệp. Tại sao lại như vậy?
““Việt Nam đã bỏ bê lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Nếu Việt Nam không nhận thức về vấn đề đó thì không thể trở thành một quốc gia công nghiệp hóa” |
Đầu tiên là câu chuyện về một công ty Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Khi một quản lý người Nhật Bản nói với một nhân viên người Việt tốt nghiệp hạng xuất sắc tại một trường đại học nổi tiếng của Việt Nam rằng: “Tôi muốn bạn làm việc trong nhà máy từ ngày mai”. Cậu thanh niên người Việt đã trả lời: “Tôi được thuê làm Giám đốc. Giám đốc là người hướng dẫn công nhân chứ không phải là người làm việc trực tiếp trong nhà máy”. Và anh ta từ chối làm việc trong nhà máy.
Trong các công ty Nhật Bản, những nhân viên sẽ trở thành giám đốc điều hành trong tương lai sẽ làm việc với tư cách là thực tập sinh tại mỗi vị trí công việc trong một thời gian ngắn để họ có cơ hội tìm hiểu tất cả các khâu về tổ chức công ty. Trong đó, nhà máy sản xuất là bộ phận quan trọng nhất tạo nên sản phẩm.
Nếu bạn không biết vị trí nào là quan trọng, bạn không thể quản lý một công ty sản xuất, ngay cả khi bạn trở thành giám đốc điều hành. Nhưng chàng trai Việt Nam tài giỏi đã từ chối làm việc tại nhà máy sản xuất chỉ vì đó không phải là công việc anh ta muốn làm sau khi tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng.
Không có câu chuyện thứ hai như vậy! Tôi cảm thấy thực sự ái ngại về xu hướng của người Việt trẻ hiện nay không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất và những người trẻ tài năng đang đổ xô vào ngành tài chính và công nghệ thông tin.
Thứ hai là câu chuyện phá sản của VINASHIN. Đóng tàu là lĩnh vực công nghiệp mạnh nhất của “những người sử dụng đũa”. Nhật Bản cũng là vương quốc đóng tàu của thế giới trong những năm 1970 và 1980. Sau đó là Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi Nhật Bản chuyển giao công nghệ, hiện đang cạnh tranh nhau vị trí số 1 thế giới.
Ngành công nghiệp đóng tàu ở Nhật đã chuyển sang tuyển lao động ở một đất nước có nhiều công nhân với mức lương dễ trả như Việt Nam. Công nhân Việt Nam có trình độ kỹ thuật đóng tàu rất tốt và tôi đã nghĩ rằng Việt Nam trở thành vương quốc đóng tàu trong tương lai là điều chắc chắn. Bằng chứng là có một số lượng lớn, khoảng 80.000 thực tập sinh/tu nghiệp sinh Việt Nam đã và đang làm việc tại các xưởng đóng tàu của Nhật Bản.
Kỹ sư hàn Việt Nam cũng có tay nghề cao và được tiếp thu công nghệ hàn tốt nhất thế giới. Tôi cho rằng, nếu họ quay trở lại đất nước và đóng tàu thì Việt Nam sẽ sớm trở thành một vương quốc đóng tàu, nhưng tiếc là điều đó đã không xảy ra.
Doanh nghiệp nhà nước không có sẵn hệ thống để sử dụng tay nghề của thợ hàn tốt nhất thế giới. Các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước không biết chi tiết về cách chế tạo một con tàu. Một người quản lý như vậy sẽ không thể đánh giá chính xác tay nghề của người thợ hàn có kỹ thuật tốt, đồng nghĩa không thể sử dụng công nghệ đó. Người thợ hàn không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ công ty. Hệ quả này đã dẫn đến sự phá sản của VINASHIN.
Từ hai điều này, tôi nghĩ “Việt Nam đã bỏ bê lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Nếu Việt Nam không nhận thức về vấn đề đó thì không thể trở thành một quốc gia công nghiệp hóa”. Tại sao chúng ta không thể tận dụng thế mạnh về sản xuất mà người Việt Nam có? Vì sao Việt Nam lại từ bỏ việc trở thành một quốc gia công nghiệp?
* Ông nhận định gì về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai?
– Nhìn lại chặng đường 33 năm từ 1989 đến nay, hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã có mối quan hệ sâu sắc và ngày càng tốt đẹp. Từ năm 1996, có thể do chiến lược ưu tiên của mỗi thời kỳ, Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, gần đây, sự khác biệt giữa cách thức kinh doanh của Trung Quốc, Hàn Quốc và cách làm của Nhật Bản đã thu hút sự chú ý.
Nhật Bản đã từng chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Hàn Quốc và hai nước này đã trở thành các nước công nghiệp hóa. Tình hình cũng đang thay đổi về phía Nhật Bản. Đất nước tôi đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc để phát triển kinh doanh, nhưng gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về cấu trúc kinh tế của đất nước này. Và như vậy, Việt Nam lại là một điểm đến mà Nhật Bản hướng tới. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thời điểm này thì Nhật Bản không mạnh tay trong kinh doanh như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đất nước Nhật Bản có sự khác biệt lớn đối với Việt Nam. Có những người Việt Nam đã trở nên rất giàu ở thị trường Liên Xô và Đông Âu, nhưng trở nên giàu có ở Nhật Bản là điều không hề dễ dàng.
Đặc biệt, tôi cho rằng vấn đề đào tạo và sử dụng thực tập sinh kỹ thuật của Việt Nam sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai. Cả Nhật Bản và Việt Nam đều phải nỗ lực để Việt Nam trở nên giàu có hơn. Tôi cũng mong rằng, viễn cảnh người lao động có thể tìm được một công việc tốt ở Việt Nam mà không cần phải đến Nhật Bản làm việc sẽ đến sớm hơn.
* Định hướng phát triển WLJ tại Việt Nam trong những năm tới là gì, thưa ông?
– WLJ đã cùng Ngân hàng Phát triển Nhật Bản tại Việt Nam thành lập “Quỹ Tăng trưởng Việt Nam” vào năm 2006. Chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng Việt Nam cần nuôi dưỡng “các công ty tư nhân” vì sự thành công của nền kinh tế thị trường. Đáng tiếc là 70% công ty tư nhân Việt Nam đầu tư vào đều không thành công do cú sốc Lehman. Tuy nhiên, giấc mơ vẫn còn đó.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã khẳng định “sự phát triển của các công ty tư nhân là quan trọng”. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi trọng tâm của mình là “các công ty tư nhân Việt Nam đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản với các công ty Việt Nam và phát triển các công ty Việt Nam mà chúng tôi đầu tư, liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Hơn nữa, để Việt Nam phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường phù hợp với TPP cũng cần phải sửa đổi các quy tắc thị trường cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, nhà tài trợ của WLJ tin tưởng rằng Chính phủ Nhật Bản là một cổ đông lớn và chúng tôi có thể đóng góp tốt vào phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi hết sức thẳng thắn này.
Từ năm 2006 đến nay, World Link Japan đã tham gia vào 2 Quỹ đầu tư với tổng mức đầu tư 113 triệu USD. Quỹ thứ nhất tập trung hoàn toàn vào thị trường Việt Nam, Quỹ thứ hai đặt mục tiêu cho các nước Đông Nam Á. Tại hai Quỹ này, WLJ giữ vai trò kết nối đầu tư vào các công ty của Việt Nam và Đông Nam Á hướng tới thị trường Nhật Bản hoặc muốn trở thành đối tác kinh doanh với các công ty Nhật Bản. Đối tượng đầu tư của Quỹ tăng trưởng Nhật Việt (JVGF): Các công ty chứng khoán, công ty sản xuất (cửa nhựa, khung kính trượt, vật liệu xây dựng, dược phẩm thương mại, túi nhựa, đồ chơi gỗ), nông nghiệp (hoa cắt cành), tin học viễn thông (gia công, phát triển hệ thống, ERP), kho vận (khí hóa lỏng) |