Ông Shojiro Kamoshita – Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo, Ảnh: Quỳnh Lâm |
Sản xuất và kinh doanh hoa vải Tsumami – loại hoa gấp vải đính trên áo kimono có từ 200 năm trước, người đàn ông 60 tuổi này không chỉ muốn cứu một nghề sắp mai một mà còn muốn phát triển ra toàn cầu. Đó là lý do ông Shojiro Kamoshita và những người yêu thích nghề làm hoa truyền thống này thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản để tập hợp nghệ nhân và những người thợ lành nghề. Tại đó, họ tổ chức đào tạo cách làm hoa vải Tsumami cho thế hệ trẻ cả trong và ngoài nước.
Yêu nghề làm hoa vải, thấy nhiều điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2007, ông Shojiro Kamoshita đã đến sống tại Việt Nam, xem Việt Nam như quê hương. Ông ăn được rất nhiều món ăn Việt Nam và thường vào bếp nấu những món ưa thích. Ông cũng đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ “nghỉ hưu” và định cư ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.
* Làm hoa vải Tsumami là nghề lâu đời tại Nhật Bản, nhưng người Việt hình như mới biết loại hoa cài áo này chưa lâu…
– Hoa vải Tsumami là nét nghệ thuật độc đáo, đã được hình thành tại Nhật Bản từ thời Edo. Ban đầu, hoa được xem là món quà tặng cho bọn trẻ trong các cột mốc 1, 3, 5, 7, 9… tuổi, cầu mong trẻ khôn lớn, mạnh khỏe. Khi trẻ 20 tuổi, trong lễ chứng nhận trưởng thành, hoa vải Tsumami cũng được tặng để cài lên áo, lên tóc. Nhờ văn hóa đó mà hoa vải Tsumami ngày càng phát triển.
Ngoài ý nghĩa văn hóa, Tsumami cũng mang đến kinh tế, vì vậy đã có khá nhiều người theo đuổi nghề làm hoa này. Điều đáng tiếc là dần dần, một phần văn hóa Nhật Bản phát triển theo phương Tây, số lượng người mặc kimono giảm, kéo theo nghề làm hoa vải giảm.
Hiện tại, phong trào tặng hoa vải Tsumami cho các bé cũng giảm. Mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 4 triệu trẻ em được sinh ra và khoảng 20% trong số đó (800.000 bé) được tặng loại hoa này vào các dịp kỷ niệm.
Để cứu nghề làm hoa vải Tsumami, nghệ nhân Takahashi Masayuki đã cùng với chúng tôi tập hợp những người làm nghề này và thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản. Tại Nhật Bản có khoảng 10.000 người theo nghề làm hoa vải Tsumami và chủ yếu theo nhóm tự phát. Hiện chỉ có khoảng hơn 20 người được đào tạo bài bản và là những nghệ nhân lành nghề. Chị Lý Thanh Phương của Việt Nam là người nước ngoài đầu tiên được các nghệ nhân Nhật Bản truyền dạy nghề làm hoa vải Tsumami và cũng là người nước ngoài duy nhất có chứng chỉ về nghề này.
* Hoa vải Tsumami đang bán nhiều trên mạng. Có gì khác nhau giữa hoa do các thành viên Hiệp hội Tsumamizaiku làm với hoa bán đại trà, thưa ông?
– Các loại vải được gấp khéo léo thành hoa cúc, hoa đào để cài lên áo, lên tóc và thường được làm từ vải tơ tằm nên giữ được rất lâu. Ai cũng có thể làm được hoa Tsumami nhưng quan trọng là sản phẩm có giá cao hay thấp. Một đóa hoa Tsumami do nghệ nhân làm ra được bán với giá 6-8 triệu đồng, trong khi sản phẩm của người bình thường bán trên Internet chỉ được 1-2 triệu đồng.
Trên cộng đồng mạng, người bán loại hoa này không phải ít. Chỉ cần khéo tay một chút người ta đều có thể làm được, tuy nhiên những người được đào tạo bài bản, có ý tưởng nghệ thuật khi làm ra sản phẩm sẽ có giá trị khác. Cũng như chiếc áo dài Việt Nam, chúng được may, bán khắp nơi nhưng giá cả thì đủ mọi cung bậc. Trong hàng vạn chiếc áo dài được bán trên thị trường, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Sỹ Hoàng làm ra có giá trị khác biệt và không ai có thể làm được.
* Quả là không dễ cho những người yêu nghề làm hoa vải Tsumami…
– Nghề này đòi hỏi người làm có khiếu thẩm mỹ, có sự tỉ mỉ, nhẫn nại và chịu khó. Ai cũng có thể làm ra những chiếc hoa vải thông thường nhưng để tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì cần có nghệ nhân. Và để trở thành nghệ nhân hay một người làm nghề được giới hoa vải Tsumami công nhận có “nhân hiệu” phải mất 5 năm học. Như Lý Thanh Phương chẳng hạn, chị đã dành 5 năm vừa học vừa hành mới có được sự bảo chứng từ các nghệ nhân Nhật Bản. Tôi đang muốn đào tạo thêm hai người Việt nữa để hình thành đội ngũ sản xuất Tsumami tại Việt Nam. Họ phải là những người vì nghệ thuật hoa vải Tsumami.
Tôi rất khó chịu với loại hoa vải chất lượng kém bán trên thị trường hiện nay. Tại Nhật Bản, có những nơi cho thuê kimono không thể mua hoa vải với giá cao nên chọn sản phẩm chất lượng thấp nhập từ Trung Quốc để cài áo. Ngay cả những chiếc kimono này cũng không đúng là kimono. Họ chỉ lợi dụng “quốc phục” để kinh doanh.
* Có điều gì đặc biệt để ông mang hoa vải Tsumami sang Việt Nam mà không là đất nước khác?
– Chúng tôi nhìn thấy có sự giống nhau giữa chiếc áo kimono và áo dài Việt Nam. Áo dài Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản ưa thích và chúng tôi muốn những chiếc hoa vải Tsumami được đính lên áo dài giống như đính trên chiếc kimono.
Năm 2018, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ông Takahashi Masayuki – Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku đã mang hoa vải Tsumami đến và gắn lên chiếc áo dài Việt Nam. Tại triển lãm áo dài Việt Nam, các nghệ nhân Nhật Bản đã trình diễn nghệ thuật gấp hoa vải Tsumami và rất được khách Việt ưa thích.
Hằng năm, hai bên đều đặn tổ chức các buổi triển lãm để vinh danh áo dài Việt Nam và hoa vải Nhật Bản. Tôi mong từ chương trình này sẽ mở ra một hướng mới, nghề mới cho những người Việt Nam khéo tay. Cũng giống như 85% áo kimono được sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi mong hoa vải sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ.
* Được biết còn có điều thú vị hơn từ các chương trình giao lưu văn hóa, triển lãm giữa hai quốc gia…
– Từ sau các chương trình triển lãm, chúng tôi mang hoa vải Tsumami đến các trường đại học tại TP.HCM và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Họ làm say mê và khoe thành quả của mình trên trang cá nhân. Điều thú vị là việc làm của họ đã gây chú ý và tác động đến giới trẻ Nhật Bản. Từ chỗ không biết, không quan tâm đến hoa vải Tsumami, nhiều bạn trẻ Nhật Bản đã tìm hiểu về sản phẩm này. Vài năm qua, có nhiều bạn trẻ thành thị ở Nhật đã về vùng quê tìm hiểu nghề làm hoa vải và tỏ ra rất thích thú với nghệ thuật hoa vải.
Các công ty du lịch Nhật Bản cũng đã đưa việc tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải Tsumami vào các tour. Năm ngoái, có khoảng 600.000 lượt khách du lịch tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải và riêng tại cơ sở của tôi đã đón 500 khách.
* Đó là tín hiệu rất lạc quan cho nghề làm hoa vải Nhật Bản và cho cả công ty của ông?
– Giờ đây, hoa vải Tsumami đang được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để cài áo cho bé trai, cài tóc cho bé gái, cài áo kimono, mà còn làm cúc áo. Để phát triển và đưa ra thị trường quốc tế, chúng tôi đang mở rộng các loại hoa vải Tsumami mà trước mắt là bonsai để bàn, hoa lan, hoa đeo tai, hoa gắn trên búp bê. Hai sản phẩm bán chạy nhất của Công ty Ichirindo là hoa tai và nhẫn.
Năm 2022, một đơn vị làm búp bê của Nhật Bản đã đặt đơn hàng bonsai để đưa vào hệ thống 50 cửa hàng của họ tại Nhật. Tại Việt Nam, chúng tôi chỉ đặt gia công hoa vải Tsumami từ chị Lý Thanh Phương. Bắt đầu từ năm nay, tôi giao toàn bộ việc kinh doanh tại Nhật cho con trai quản lý và đẩy mạnh mảng này tại Việt Nam. Tôi muốn tự mình phát huy công nghệ làm hoa vải và cũng muốn các bạn trẻ Việt Nam làm ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn. Điều mong mỏi của tôi là phát triển nghề làm hoa vải và dựa trên nhu cầu thị trường để đưa hoa vải ra các nước.
Sắp tới kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, chúng tôi kết hợp với các trường đại học để các em làm hoa vải Tsumami bán trong dịp này.
* Ông nói văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét giống nhau, cụ thể như thế nào, thưa ông?
– Lễ, Tết của hai nước giống nhau. Mẹ tôi đã qua Việt Nam bốn lần và bà bảo Việt Nam giống Nhật Bản quá. Khi đến Việt Nam bà không có quá nhiều bất ngờ, vì mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm.
Tuy nhiên, với tôi thì Việt Nam giống như Nhật Bản 50 năm trước. Cuộc sống không quá nhanh, không quá bận rộn. Hằng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp cảnh tranh cãi ngoài đường. Mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần cả gia đình lại quây quần bên nhau. Nhật Bản trước kia cũng như vậy nhưng giờ không còn cảnh đó nữa.
Ở Nhật Bản hiện nay, đâu đâu cũng có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cao và người Nhật rất bận rộn. Người Nhật đi rất nhanh, còn người Việt đi rất chậm. Tuy nhiên, người Việt rất chịu khó học, học một cách chỉn chu nên sẽ phát triển không thua gì Nhật.
Tôi mong các tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Mitsubishi, Canon… mở ra “những con đường” để các bạn trẻ là thực tập sinh đưa công nghệ mới ứng dụng tại Việt Nam. Tôi muốn hai nước hỗ trợ nhau để cùng phát triển công nghệ mới. Điều này sẽ góp phần giúp cả hai quốc gia tiếp tục đi lên.
* Còn món ăn Việt Nam thì sao? Ông có thích nghi được?
– Không chỉ quen mà tôi rất thích nhiều món ăn của Việt Nam. Bạn biết không, ở đây tôi vẫn thường nấu canh chua, thịt kho hột vịt và thích nhiều món như hủ tíu, bún mắm… Tôi cũng rất thích các món ăn vặt như bắp xào, bánh tráng trộn và vẫn ăn mỗi tuần.
* Có những trải nghiệm thú vị như vậy, hẳn ông đã có thời gian dài gắn bó với Việt Nam?
– Tôi đã có 15 năm gắn bó với nơi này và hằng năm vẫn đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với tôi, Việt Nam cũng là quê hương và tôi đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ sống hẳn ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.
* Cảm ơn ông về những chia sẻ!
Ông Shojiro Kamoshita – Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo, Ảnh: Quỳnh Lâm |
Sản xuất và kinh doanh hoa vải Tsumami – loại hoa gấp vải đính trên áo kimono có từ 200 năm trước, người đàn ông 60 tuổi này không chỉ muốn cứu một nghề sắp mai một mà còn muốn phát triển ra toàn cầu. Đó là lý do ông Shojiro Kamoshita và những người yêu thích nghề làm hoa truyền thống này thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản để tập hợp nghệ nhân và những người thợ lành nghề. Tại đó, họ tổ chức đào tạo cách làm hoa vải Tsumami cho thế hệ trẻ cả trong và ngoài nước.
Yêu nghề làm hoa vải, thấy nhiều điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2007, ông Shojiro Kamoshita đã đến sống tại Việt Nam, xem Việt Nam như quê hương. Ông ăn được rất nhiều món ăn Việt Nam và thường vào bếp nấu những món ưa thích. Ông cũng đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ “nghỉ hưu” và định cư ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.
* Làm hoa vải Tsumami là nghề lâu đời tại Nhật Bản, nhưng người Việt hình như mới biết loại hoa cài áo này chưa lâu…
– Hoa vải Tsumami là nét nghệ thuật độc đáo, đã được hình thành tại Nhật Bản từ thời Edo. Ban đầu, hoa được xem là món quà tặng cho bọn trẻ trong các cột mốc 1, 3, 5, 7, 9… tuổi, cầu mong trẻ khôn lớn, mạnh khỏe. Khi trẻ 20 tuổi, trong lễ chứng nhận trưởng thành, hoa vải Tsumami cũng được tặng để cài lên áo, lên tóc. Nhờ văn hóa đó mà hoa vải Tsumami ngày càng phát triển.
Ngoài ý nghĩa văn hóa, Tsumami cũng mang đến kinh tế, vì vậy đã có khá nhiều người theo đuổi nghề làm hoa này. Điều đáng tiếc là dần dần, một phần văn hóa Nhật Bản phát triển theo phương Tây, số lượng người mặc kimono giảm, kéo theo nghề làm hoa vải giảm.
Hiện tại, phong trào tặng hoa vải Tsumami cho các bé cũng giảm. Mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 4 triệu trẻ em được sinh ra và khoảng 20% trong số đó (800.000 bé) được tặng loại hoa này vào các dịp kỷ niệm.
Để cứu nghề làm hoa vải Tsumami, nghệ nhân Takahashi Masayuki đã cùng với chúng tôi tập hợp những người làm nghề này và thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản. Tại Nhật Bản có khoảng 10.000 người theo nghề làm hoa vải Tsumami và chủ yếu theo nhóm tự phát. Hiện chỉ có khoảng hơn 20 người được đào tạo bài bản và là những nghệ nhân lành nghề. Chị Lý Thanh Phương của Việt Nam là người nước ngoài đầu tiên được các nghệ nhân Nhật Bản truyền dạy nghề làm hoa vải Tsumami và cũng là người nước ngoài duy nhất có chứng chỉ về nghề này.
* Hoa vải Tsumami đang bán nhiều trên mạng. Có gì khác nhau giữa hoa do các thành viên Hiệp hội Tsumamizaiku làm với hoa bán đại trà, thưa ông?
– Các loại vải được gấp khéo léo thành hoa cúc, hoa đào để cài lên áo, lên tóc và thường được làm từ vải tơ tằm nên giữ được rất lâu. Ai cũng có thể làm được hoa Tsumami nhưng quan trọng là sản phẩm có giá cao hay thấp. Một đóa hoa Tsumami do nghệ nhân làm ra được bán với giá 6-8 triệu đồng, trong khi sản phẩm của người bình thường bán trên Internet chỉ được 1-2 triệu đồng.
Trên cộng đồng mạng, người bán loại hoa này không phải ít. Chỉ cần khéo tay một chút người ta đều có thể làm được, tuy nhiên những người được đào tạo bài bản, có ý tưởng nghệ thuật khi làm ra sản phẩm sẽ có giá trị khác. Cũng như chiếc áo dài Việt Nam, chúng được may, bán khắp nơi nhưng giá cả thì đủ mọi cung bậc. Trong hàng vạn chiếc áo dài được bán trên thị trường, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Sỹ Hoàng làm ra có giá trị khác biệt và không ai có thể làm được.
* Quả là không dễ cho những người yêu nghề làm hoa vải Tsumami…
– Nghề này đòi hỏi người làm có khiếu thẩm mỹ, có sự tỉ mỉ, nhẫn nại và chịu khó. Ai cũng có thể làm ra những chiếc hoa vải thông thường nhưng để tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì cần có nghệ nhân. Và để trở thành nghệ nhân hay một người làm nghề được giới hoa vải Tsumami công nhận có “nhân hiệu” phải mất 5 năm học. Như Lý Thanh Phương chẳng hạn, chị đã dành 5 năm vừa học vừa hành mới có được sự bảo chứng từ các nghệ nhân Nhật Bản. Tôi đang muốn đào tạo thêm hai người Việt nữa để hình thành đội ngũ sản xuất Tsumami tại Việt Nam. Họ phải là những người vì nghệ thuật hoa vải Tsumami.
Tôi rất khó chịu với loại hoa vải chất lượng kém bán trên thị trường hiện nay. Tại Nhật Bản, có những nơi cho thuê kimono không thể mua hoa vải với giá cao nên chọn sản phẩm chất lượng thấp nhập từ Trung Quốc để cài áo. Ngay cả những chiếc kimono này cũng không đúng là kimono. Họ chỉ lợi dụng “quốc phục” để kinh doanh.
* Có điều gì đặc biệt để ông mang hoa vải Tsumami sang Việt Nam mà không là đất nước khác?
– Chúng tôi nhìn thấy có sự giống nhau giữa chiếc áo kimono và áo dài Việt Nam. Áo dài Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản ưa thích và chúng tôi muốn những chiếc hoa vải Tsumami được đính lên áo dài giống như đính trên chiếc kimono.
Năm 2018, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ông Takahashi Masayuki – Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku đã mang hoa vải Tsumami đến và gắn lên chiếc áo dài Việt Nam. Tại triển lãm áo dài Việt Nam, các nghệ nhân Nhật Bản đã trình diễn nghệ thuật gấp hoa vải Tsumami và rất được khách Việt ưa thích.
Hằng năm, hai bên đều đặn tổ chức các buổi triển lãm để vinh danh áo dài Việt Nam và hoa vải Nhật Bản. Tôi mong từ chương trình này sẽ mở ra một hướng mới, nghề mới cho những người Việt Nam khéo tay. Cũng giống như 85% áo kimono được sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi mong hoa vải sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ.
* Được biết còn có điều thú vị hơn từ các chương trình giao lưu văn hóa, triển lãm giữa hai quốc gia…
– Từ sau các chương trình triển lãm, chúng tôi mang hoa vải Tsumami đến các trường đại học tại TP.HCM và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Họ làm say mê và khoe thành quả của mình trên trang cá nhân. Điều thú vị là việc làm của họ đã gây chú ý và tác động đến giới trẻ Nhật Bản. Từ chỗ không biết, không quan tâm đến hoa vải Tsumami, nhiều bạn trẻ Nhật Bản đã tìm hiểu về sản phẩm này. Vài năm qua, có nhiều bạn trẻ thành thị ở Nhật đã về vùng quê tìm hiểu nghề làm hoa vải và tỏ ra rất thích thú với nghệ thuật hoa vải.
Các công ty du lịch Nhật Bản cũng đã đưa việc tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải Tsumami vào các tour. Năm ngoái, có khoảng 600.000 lượt khách du lịch tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải và riêng tại cơ sở của tôi đã đón 500 khách.
* Đó là tín hiệu rất lạc quan cho nghề làm hoa vải Nhật Bản và cho cả công ty của ông?
– Giờ đây, hoa vải Tsumami đang được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để cài áo cho bé trai, cài tóc cho bé gái, cài áo kimono, mà còn làm cúc áo. Để phát triển và đưa ra thị trường quốc tế, chúng tôi đang mở rộng các loại hoa vải Tsumami mà trước mắt là bonsai để bàn, hoa lan, hoa đeo tai, hoa gắn trên búp bê. Hai sản phẩm bán chạy nhất của Công ty Ichirindo là hoa tai và nhẫn.
Năm 2022, một đơn vị làm búp bê của Nhật Bản đã đặt đơn hàng bonsai để đưa vào hệ thống 50 cửa hàng của họ tại Nhật. Tại Việt Nam, chúng tôi chỉ đặt gia công hoa vải Tsumami từ chị Lý Thanh Phương. Bắt đầu từ năm nay, tôi giao toàn bộ việc kinh doanh tại Nhật cho con trai quản lý và đẩy mạnh mảng này tại Việt Nam. Tôi muốn tự mình phát huy công nghệ làm hoa vải và cũng muốn các bạn trẻ Việt Nam làm ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn. Điều mong mỏi của tôi là phát triển nghề làm hoa vải và dựa trên nhu cầu thị trường để đưa hoa vải ra các nước.
Sắp tới kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, chúng tôi kết hợp với các trường đại học để các em làm hoa vải Tsumami bán trong dịp này.
* Ông nói văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét giống nhau, cụ thể như thế nào, thưa ông?
– Lễ, Tết của hai nước giống nhau. Mẹ tôi đã qua Việt Nam bốn lần và bà bảo Việt Nam giống Nhật Bản quá. Khi đến Việt Nam bà không có quá nhiều bất ngờ, vì mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm.
Tuy nhiên, với tôi thì Việt Nam giống như Nhật Bản 50 năm trước. Cuộc sống không quá nhanh, không quá bận rộn. Hằng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp cảnh tranh cãi ngoài đường. Mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần cả gia đình lại quây quần bên nhau. Nhật Bản trước kia cũng như vậy nhưng giờ không còn cảnh đó nữa.
Ở Nhật Bản hiện nay, đâu đâu cũng có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cao và người Nhật rất bận rộn. Người Nhật đi rất nhanh, còn người Việt đi rất chậm. Tuy nhiên, người Việt rất chịu khó học, học một cách chỉn chu nên sẽ phát triển không thua gì Nhật.
Tôi mong các tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Mitsubishi, Canon… mở ra “những con đường” để các bạn trẻ là thực tập sinh đưa công nghệ mới ứng dụng tại Việt Nam. Tôi muốn hai nước hỗ trợ nhau để cùng phát triển công nghệ mới. Điều này sẽ góp phần giúp cả hai quốc gia tiếp tục đi lên.
* Còn món ăn Việt Nam thì sao? Ông có thích nghi được?
– Không chỉ quen mà tôi rất thích nhiều món ăn của Việt Nam. Bạn biết không, ở đây tôi vẫn thường nấu canh chua, thịt kho hột vịt và thích nhiều món như hủ tíu, bún mắm… Tôi cũng rất thích các món ăn vặt như bắp xào, bánh tráng trộn và vẫn ăn mỗi tuần.
* Có những trải nghiệm thú vị như vậy, hẳn ông đã có thời gian dài gắn bó với Việt Nam?
– Tôi đã có 15 năm gắn bó với nơi này và hằng năm vẫn đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với tôi, Việt Nam cũng là quê hương và tôi đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ sống hẳn ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.
* Cảm ơn ông về những chia sẻ!