Khách hàng dành cảm tình với các thương hiệu thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình
Theo nghiên cứu mới đây của Deloitte năm 2022 cho thấy: người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các sản phẩm/dịch vụ được tạo ra bởi mô hình phát triển bền vững và tạo ra các tác động tích cực lên xã hôi, môi trường xung quanh.
Có hơn 80% khách hàng quan tâm tới lối sống xanh, tăng mạnh so với các năm trước. Đáng chú ý là có khoảng 39% người tiêu dùng quan tâm tới yếu tố bền vững và có tính tác động của thương hiệu khi mua sắm. Thậm chí, 36% đáp viên cho biết họ sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ có cam kết về phát triển bền vững và thể hiện trách nhiệm xã hội.
Có thể thấy, kể từ sau giai đoạn dịch bệnh, xu hướng tiêu dùng của khách hàng có sự thay đổi đáng kể, họ quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển và thịnh vượng của xã hội – môi trường chung và cân nhắc yếu tố này một cách nghiêm túc khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.
Những cách thiết thực để thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tùy theo ngành nghề và quy mô, mỗi doanh nghiệp có các chiến lược và hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội khác nhau: có thể là hỗ trợ nhân viên – đối tác – khách hàng hoặc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm yếu thế trong xã hội như trẻ em/người già, học sinh – sinh viên thiếu điều kiện. Hoặc nữa là các chương trình trồng cây/bảo tồn rừng, các chương trình quyên góp hỗ trợ các chính quyền địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống, các hộ doanh nghiệp nhỏ lẻ ở vùng sâu vùng xa…
Vậy doanh nghiệp trong nước có thể làm gì cụ thể, để thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, từ đó nâng cao uy tín của sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện cam kết ý nghĩa trên thị trường nói chung?
Tổ chức các chương trình hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân lực trong nước: để thu hút nhân sự trẻ từ các trường đại học, với mục tiêu phát triển chất lượng cho nguồn nhân lực trong tương lai, các doanh nghiệp liên tục đưa ra những chương trình tuyển dụng thực tập sinh hay dành một phần ngân sách để đầu tư vào các quỹ học bổng dành cho sinh viên.
Một cách khác để các công ty có thể tiếp cận tới gần hơn với các bạn sinh viên – nguồn nhân lực tương lai của đất nước đó là việc tổ chức các cuộc thi. Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu cho cách thức này có thể kể đến Lazada Việt Nam. Nhằm khích lệ tinh thần học tập của các sinh viên, Lazada Việt Nam đã triển khai chương trình Lazada Forward Scholarship (2022) nhằm trao học bổng và cơ hội làm việc đến cho các sinh viên xuất sắc trên toàn quốc.
Lazada Việt Nam cũng đã triển khai chương trình thực tập sinh – LazPrentice để tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong nước có cơ hội rèn nghề. Chương trình đã thu hút 2.000 đơn ứng tuyển, trong đó có 53 sinh viên đã được tuyển chọn trở thành thực tập sinh của Lazada.
Phát động các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt, thúc đẩy phát triển dài hạn : Trong thời đại chuyển đổi số, việc các đơn vị liên quan hợp tác với nhau để thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp địa phương lên sàn như các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương.
Cụ thể, nhiều sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam đã phối hợp với VECOM thực hiện các khóa đào tạo trực tiếp, hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ tại các địa phương như Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Hải Phòng, Thanh Hoá…
Tiêu biểu cho các chương trình này tại Việt Nam là sự hợp tác của nền tảng Lazada với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương để đưa vải thiều và nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử; cũng như chương trình hợp tác với VinMart và FoodMap, để đưa vải thiều Bắc Giang lên các kênh online khác nhau trong năm 2021.
Cùng thời điểm đó, Lazada cũng tổ chức hàng loạt khóa đào tạo về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, để không những giúp cải thiện kế sinh nhai trong thời gian ngắn, mà còn mở ra lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống trong dài hạn.
Sáng kiến các giải pháp giảm biến đổi khí hậu: Để tăng trưởng và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường. Dưới bối cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay, các doanh nghiệp liên tục đưa ra các giải pháp: để vừa phát triển được dịch vụ/sản phẩm tốt, vừa giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường.
Nhiều đơn vị vận chuyển đã và đang dần thử nghiệm với mô hình giao hàng bằng xe máy điện và một trong những đơn vị đầu tiên, tiên phong cho giải pháp đột phá ‘giao hàng xanh’ tại Việt Nam là Lazada Logistics. Theo đó, mới đây, hãng giao nhận này đã công bố sẽ đưa vào hoạt động ít nhất 100 chiếc xe máy điện từ thời điểm hiện tại cho đến hết 2023.
Một trong những cách thức khác để thúc đẩy các hoạt động CSR tại Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai, đó chính là những giải thưởng để một phần tạo động lực cho doanh nghiệp.
Với mục đích nhằm tôn vinh và nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm đối với xã hội, đồng thời vinh danh các doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm đến mối liên kết giữa hoạt động kinh doanh và xã hội, từ đó đặt “nền móng” cho việc phát triển bền vững về kinh tế và xã hội trong tương lai, các giải thưởng để vinh danh các doanh nghiệp nổi bật có trách nhiệm với cộng đồng được ra đời.
Với các nỗ lực trong việc đáp ứng tiêu chí về trách nhiệm xã hội thông qua nền tảng và các hoạt động kinh doanh của mình, mới đây, Lazada Việt Nam vừa vinh dự nhận được “cú đúp” giải thưởng từ Saigon Times CSR và từ Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham). Có thể thấy, thành quả này là hoàn toàn xứng đáng với những đóng góp của Lazada cho sự phát triển chung của nền kinh tế tại Việt Nam.
Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/trach-nhiem-voi-xa-hoi-trong-kinh-doanh-yeu-cau-cap-thiet-danh-cho-doanh-nghiep-trong-thoi-dai-tieu-dung-moi-12828.html